THE CHRISTMAS FAIRY OF STRASBURG
A GERMAN FOLK-TALE BY J. STIRLING COYNE (ADAPTED)
ONCE, long ago, there lived near the ancient city of
Strasburg, on the river Rhine, a young and handsome count, whose name was Otto.
As the years flew by, he remained unwed and never so much as cast a glance at
the fair maidens of the country round; for this reason, people began to call
him "Stone-Heart."
It chanced that Count Otto, on one Christmas Eve, ordered
that a great hunt should take place in the forest surrounding his castle. He
and his guests and his many retainers rode forth, and the chase became more and
more exciting. It led through thickets and over pathless tracts of forest until
at length Count Otto found himself separated from his companions.
He rode on by himself until he came to a spring of clear,
bubbling water, known to the people around as the "Fairy Well." Here
Count Otto dismounted. He bent over the spring and began to lave his hands in
the sparkling tide, but to his wonder, he found that though the weather was
cold and frosty, the water was warm and delightfully caressing. He felt a glow
of joy pass through his veins, and, as he plunged his hands deeper, he fancied
that his right hand was grasped by another, soft and small, which gently
slipped from his finger the gold ring he always wore. And, lo! When he drew out
his hand, the gold ring was gone.
Full of wonder at this mysterious event, the count mounted
his horse and returned to his castle, resolving in his mind that the very next
day he would have the Fairy Well emptied by his servants.
He retired to his room and, throwing himself just as he was
upon his couch, tried to sleep, but the strangeness of the adventure kept him
restless and wakeful.
Suddenly he heard the hoarse baying of the watch-hounds in
the courtyard and then the creaking of the drawbridge, as though it were being
lowered. Then came to his ear the patter of many small feet on the stone
staircase, and next, he heard indistinctly the sound of light footsteps in the
chamber adjoining his own.
Count Otto sprang from his couch, and as he did so, there
sounded a strain of delicious music, and the door of his chamber was flung
open. Hurrying into the next room, he found himself in numberless fairy beings,
clad in gay and sparkling robes. They paid no heed to him but began to dance
and laugh and sing to the sound of mysterious music.
In the center of the apartment stood a splendid Christmas
tree, the first ever seen in that country. Instead of toys and candles, there
hung on its lighted boughs diamond stars, pearl necklaces, bracelets of gold
ornamented with colored jewels, aigrettes of rubies and sapphiires, silken
belts embroidered with Oriental pearls, and daggers mounted in gold and studded
with the rarest gems. The whole tree swayed, sparkled, and glittered in the
radiance of its many lights.
Count Otto stood speechless, gazing at all this wonder, when
suddenly the fairies stopped dancing and fell back, to make room for a lady of
dazzling beauty who came slowly toward him.
She wore on her raven-black tresses a golden diadem set with jewels. Her hair flowed down upon a robe of rosy satin and creamy velvet. She stretched out two small, white hands to the count and addressed him in sweet, alluring tones:?
"Dear Count Otto," said she, "I come to return
your Christmas visit. I am Ernestine, the Queen of the Fairies. I bring you
something you lost in the Fairy Well."
And as she spoke, she drew from her bosom a golden casket,
set with diamonds, and placed it in his hands. He opened it eagerly and found
it within his lost gold ring.
Carried away by the wonder of it all and overcome by an
irresistible impulse, the count pressed the fairy Ernestine to his heart, while
she, holding him by the hand, drew him into the magic mazes of the dance. The
mysterious music floated through the room, and the rest of that fairy company
circled and whirled around the fairy queen and Count Otto and then gradually
dissolved into a mist of many colors, leaving the count and his beautiful guest
alone.
Then the young man, forgetting all his former coldness toward
the maidens of the country roundabout, fell on his knees before the fairy and
besought her to become his bride. At last, she consented on the condition that
he should never speak the word "death" in her presence.
The next day the wedding of Count Otto and Ernestine, Queen
of the Fairies, was celebrated with great pomp and magnificence, and the two
continued to live happily for many years.
Now it happened at a time when the count and his fairy wife
were hunting in the forest around the castle. The horses were saddled and
bridled, and standing at the door, the company waited, and the count paced the
hall in great impatience, but still, the fairy Ernestine tarried long in her
chamber. At length, she appeared at the door of the hall, and the count
addressed her in anger.
"You have kept us waiting so long," he cried,
"that you would make a good messenger to send for Death!"
Scarcely had he spoken the forbidden and fatal word when the
fairy, uttering a wild cry, vanished from his sight. In vain Count Otto,
overwhelmed with grief and remorse, searched the castle and the Fairy Well, no
trace could he find of his beautiful, lost wife but the imprint of her delicate
hand set in the stone arch above the castle gate.
Years passed by, and the fairy Ernestine did not return. The
count continued to grieve. Every Christmas Eve he set up a lighted tree in the
room where he had first met the fairy, hoping in vain that she would return to
him.
Time passed and the count died. The castle fell into ruins.
But to this day may be seen above the massive gate, deeply sunken in the stone
arch, the impress of a small and delicate hand.
And such, say the good folk of Strasburg, was the origin of
the Christmas tree.
TRUYỆN THẦN THOẠI VỀ GIÁNG SINH Ở STRASBURG
CHUYỂN THỂ TỪ TRUYỆN DÂN GIAN ĐỨC CỦA J. STIRLING COYNE
Tác giả: J. Stirling Coyne chuyển thể từ một chuyện dân gian Đức
CHUYỆN TÌNH CỦA BÁ TƯỚC VÀ NÀNG TIÊN
Ngày xưa, gần thành phố cổ Strasburg bên dòng sông Rhine, có
một bá tước trẻ tuổi và khôi ngô tên là Otto. Năm tháng trôi qua, ông vẫn sống
độc thân, chưa từng để mắt đến những thiếu nữ xinh đẹp trong vùng. Vì lẽ đó,
người ta gọi ông là “Trái Tim Sắt Đá.”
Vào một đêm Giáng Sinh, Bá tước Otto quyết định tổ chức một
cuộc săn lớn trong khu rừng quanh lâu đài của mình. Ông cùng khách khứa và đoàn
tùy tùng lên đường, tham gia vào cuộc săn ngày càng hăng hái. Cuộc săn đưa họ
qua những lùm cây rậm rạp và những khu rừng hoang vu, đến nỗi cuối cùng Bá tước
Otto lạc khỏi đoàn.
Ông tiếp tục cưỡi ngựa một mình cho đến khi đến một dòng suối
trong vắt sủi bọt, được người dân xung quanh gọi là “Giếng Tiên.” Tại đây, Bá
tước Otto xuống ngựa, cúi mình xuống dòng suối và rửa tay trong làn nước trong
veo. Lạ thay, dù tiết trời giá rét, nước ở đây lại ấm áp và dịu dàng. Một luồng
ấm áp vui tươi lan tỏa khắp người ông. Khi ông nhúng tay sâu hơn, ông cảm nhận
bàn tay phải của mình như bị một bàn tay khác, nhỏ nhắn và mềm mại, nắm lấy.
Bàn tay đó khẽ tuột chiếc nhẫn vàng mà ông luôn đeo trên tay. Và khi rút tay
lên, chiếc nhẫn đã biến mất.
Quá kinh ngạc trước sự việc kỳ bí này, Bá tước Otto lên ngựa
trở về lâu đài, quyết tâm sáng hôm sau sẽ sai gia nhân hút cạn nước Giếng Tiên.
Ông trở về phòng mình, nằm dài trên giường mà không thay đồ,
cố gắng ngủ nhưng không sao yên giấc vì chuyện kỳ lạ vừa xảy ra.
Bỗng ông nghe thấy tiếng chó canh sủa dữ dội ngoài sân, tiếp
theo là âm thanh của cây cầu kéo kêu cót két như thể đang được hạ xuống. Rồi
ông nghe thấy tiếng chân nhỏ chạy trên cầu thang đá, và tiếp đó là tiếng bước
chân nhẹ nhàng trong căn phòng bên cạnh phòng mình.
Bá tước Otto bật dậy, và ngay khi ông làm vậy, một khúc nhạc
mê hoặc vang lên. Cánh cửa phòng ông bật mở. Chạy sang phòng bên, ông thấy vô số
sinh vật thần tiên nhỏ nhắn mặc trang phục rực rỡ lấp lánh. Họ không để ý đến
ông mà bắt đầu khiêu vũ, cười nói và ca hát theo tiếng nhạc huyền diệu.
Giữa phòng là một cây thông Giáng Sinh lộng lẫy, cây đầu tiên
từng xuất hiện ở vùng này. Thay vì đồ chơi và nến, trên các cành cây được thắp
sáng treo đầy những ngôi sao kim cương, chuỗi ngọc trai, vòng tay vàng nạm đá
quý, trâm cài đính hồng ngọc và ngọc bích, dây lưng lụa thêu ngọc trai phương
Đông, và những con dao găm được bọc vàng, gắn đầy đá quý quý hiếm. Cây thông rực
rỡ, lấp lánh và tỏa sáng dưới ánh đèn.
Bá tước Otto đứng lặng người trước cảnh tượng kỳ diệu, thì đột
nhiên, các tiên nữ ngừng nhảy múa và dạt ra, nhường chỗ cho một người phụ nữ
xinh đẹp lộng lẫy bước đến gần ông.
Nàng đội trên mái tóc đen huyền một chiếc vương miện vàng nạm
ngọc. Tóc nàng xõa dài trên chiếc áo lụa hồng và nhung trắng. Nàng đưa đôi bàn
tay trắng nhỏ nhắn về phía bá tước và cất giọng ngọt ngào quyến rũ:
“Thưa Bá tước Otto,” nàng nói, “ta đến để đáp lại lời mời
Giáng Sinh của ngài. Ta là Ernestine, Nữ hoàng của các Tiên. Ta mang đến thứ mà
ngài đã đánh mất ở Giếng Tiên.”
Nói rồi, nàng lấy ra từ ngực áo một chiếc hộp vàng nạm kim
cương và đặt vào tay ông. Ông mở hộp ra đầy háo hức và thấy chiếc nhẫn vàng của
mình bên trong.
Choáng ngợp bởi sự kỳ diệu, Bá tước Otto kéo nàng tiên
Ernestine vào lòng, và nàng, nắm lấy tay ông, dẫn ông hòa vào vũ điệu huyền bí.
Tiếng nhạc tiếp tục vang lên, và đoàn tiên nữ xoay tròn quanh họ rồi dần tan biến
vào làn sương đa màu sắc, để lại bá tước và vị khách xinh đẹp một mình.
Quên đi sự lạnh lùng trước đây với các thiếu nữ trong vùng,
Bá tước quỳ xuống và cầu xin nàng tiên làm vợ mình. Cuối cùng, nàng đồng ý với
điều kiện ông không bao giờ được nhắc đến từ “chết” trước mặt nàng.
Ngày hôm sau, lễ cưới giữa Bá tước Otto và nữ hoàng tiên
Ernestine được tổ chức linh đình, và họ sống hạnh phúc nhiều năm.
Nhưng một ngày nọ, khi bá tước và vợ tiên đang chuẩn bị đi
săn trong rừng, nàng tiên Ernestine chậm trễ xuất hiện. Quá bực bội, bá tước thốt
lên:
“Nàng làm chúng ta chờ lâu đến mức tưởng rằng đi liên lạc vói tử thần!”
Vừa nghe từ cấm kỵ, nàng tiên hét lên một tiếng đau đớn rồi
biến mất. Bá tước Otto, chìm trong đau khổ và hối hận, lục tung cả lâu đài và
Giếng Tiên, nhưng không bao giờ tìm lại được nàng. Dấu vết duy nhất còn lại của
nàng là dấu tay nhỏ nhắn hằn sâu trên vòm đá của cổng lâu đài.
Nhiều năm trôi qua, nàng tiên Ernestine không trở lại. Mỗi
đêm Giáng Sinh, bá tước đều dựng cây thông sáng đèn trong căn phòng mà ông đã gặp
nàng lần đầu, mong nàng sẽ quay về, nhưng vô ích.
Thời gian trôi, bá tước qua đời. Lâu đài trở nên hoang tàn.
Nhưng đến ngày nay, trên vòm đá của cánh cổng vẫn còn in dấu bàn tay nhỏ nhắn,
minh chứng cho nguồn gốc của cây thông Giáng Sinh, theo lời kể của người dân
Strasburg.