-

Friday, October 25, 2013

7 quy tắc để học tiếng Anh có hiệu quả

-

Bảy “quy tắc vàng:

Quy tắc 1: Luôn học theo cụm từ, không học các từ riêng biệt, tận dụng tối đa việc học các cụm từ. Ngay khi tra được một từ mới, hãy đặt nó vào trong một cụm từ cụ thể để học, khi ôn lại cũng luôn ôn theo cụm chứ không chỉ một từ duy nhất.

Quy tắc 2: Muốn nói tốt tiếng Anh, hãy “dừng” học ngữ pháp. Để nói tiếng Anh theo bản năng, bạn cần cất tạm những cuốn sách ngữ pháp dày cộp, bởi chỉ khi không suy nghĩ đến những lỗi ngữ pháp cứng nhắc mà bạn sẽ mắc phải, bạn mới có thể tự tin nói ra những điều mình nghĩ trong đầu.

Quy tắc 3: Quy tắc quan trọng nhất - nghe tiếng Anh mỗi ngày. Nguyên tắc đơn giản nhất cũng là chiếc chìa khóa then chốt trong việc thành thạo tiếng Anh. Đừng chỉ chăm chú vào các quyển sách tiếng Anh mà hãy nghe tiếng Anh mỗi ngày. Đừng bỏ lỡ phút nào để luyện tập khả năng nghe của bạn. Hãy nhớ “Học bằng tai chứ đừng học bằng mắt”!

Quy tắc 4: Học thật chậm và “sâu”. Việc học tiếng Anh cấp tốc sẽ chỉ đem lại kết quả tạm thời cho bạn. Hãy học thật chậm, thật sâu, thật kỹ. Để nói tiếng Anh một cách lưu loát, bạn phải không ngừng ôn lại những bài học cũ. Nếu bạn học nghe trên băng, đài, đảm bảo rằng bạn đã nghe đủ 30 lần cho 1 chapter trước khi chuyển sang chapter sau.

Quy tắc 5: Để học ngữ pháp tốt. Hãy đọc thật nhiều truyện. Một cách học ngữ pháp thật hiệu quả mà không khiến bạn nhàm chán. Mỗi khi bạn đọc một mẩu truyện tiếng Anh nào, hãy thử kể lại nó bằng nhiều cách khác nhau ở những thời khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai. Khi bạn đã có thể làm công việc này một cách nhanh chóng và dễ dàng thì tiếng Anh đã trở thành một bản năng của bạn.

Quy tắc 6: Đọc sách báo và xem phim ảnh bằng tiếng Anh nhiều nhất có thể. Nguyên tắc này đọc qua có vẻ mang tính giải trí nhiều hơn là học tập. Thế nhưng, để có thể nghe hiểu người bản xứ nói gì, bên cạnh việc trau dồi tiếng Anh học thuật, hãy dành thời gian nghe và đọc tiếng Anh trên báo, đài, tivi và phim ảnh. Coi đó như là cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài mà thực tế bạn chẳng mấy khi có được.


Quy tắc 7: Nghe và trả lời, thay vì nghe và lặp lại. Đừng chỉ nghe và lập lại những bài học trên sách, vở, băng, đài. Hãy đặt mình vào vị trị của người trả lời mà đối đáp lại nhanh nhất có thể. Khi bạn có thể ứng biến thành bản năng trong bất kì trường hợp nào thì việc nghe nói tiếng Anh không còn thể làm khó bạn nữa.

(Sưu tầm)

ĐỌC THÊM: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC KHI HỌC TIẾNG ANH trên trang của Hạnh Phạm.


ĐOC THEM:

Học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả cho người “dốt”

H

Nhân tiện có mấy thằng bạn đang học cấp tốc Tiếng Anh để đi xin việc, chúng nó hỏi mình kinh nghiệm học sao cho nhanh thì gặp được bài viết này, khá hay và thiết thực để học ngoại ngữ một cách hiệu quả, bản thân mình sau 1 thời gian dài không tu luyện thì vốn tiếng anh bây giờ cũng ở mức thấp lắm rồi! :cry:

Nói đến học ngoại ngữ nói chung, mà phổ biến nhất là vụ học tiếng Anh, thì đại đa số người Việt Nam mình đều lắc đầu lè lưỡi. Học tiếng Anh chả ai nói là dễ, hầu hết học xong đều trả lại cho Thầy, hoặc rất vất vả để có được một số vốn từ đủ dùng, hoặc tốn khá nhiều tiền để theo học các trung tâm ngoại ngữ có tiếng tăm mà lắm khi kết quả không tương ứng với số tiền bỏ ra. Đa số sẽ chán nản vì thấy mọi cố gắng đều xuống sông xuống biển, hoặc thấy rằng mình chưa hoàn hảo vì chỉ viết tốt, còn nghe và nói thì như shit, thậm chí một số còn cảm thấy ngoại ngữ là cái gì đó thật kinh khủng và là một sự ám ảnh của bản thân.

Học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả cho người "dốt"

Học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả cho người “dốt”

Kiểu học phổ biến mà các thầy cô hay dùng ở trường là dạy mẫu câu, dạy từ vụng, dạy ngữ pháp, rồi sau đó ghép từ vào các mẫu câu đã được dạy. Dạy và học kiểu đó thì chỉ ai có trí nhớ siêu việt và tính phản xạ cực cao may ra mới khá nổi. Nên nhìn chung 1 lớp ngoại ngữ thì may lắm cũng chỉ vài em mới lĩnh hội được. =))
Bản thân tui đến tận năm 22 tuổi vẫn không rặn ra được 1 câu tiếng Anh cho ra hồn. Thậm chí đã có lúc nản thật sự vì nghĩ rằng có lẽ suốt đời mình chả bao giờ học ngoại ngữ được cả. Ra đường thấy Tây là tui sợ vãi đái vì không biết nói gì, nó hỏi đường hay hỏi giờ là tui muốn đội quần lên đầu vì quá nhục nhã do không nói được câu nào. Nhìn mấy bạn làm cty nước ngoài nói tiếng Anh rôm rốp như bẻ củi mà phát ham và ngưỡng mộ vô bờ bến. Nhiều lần cũng cố học nhưng rồi đâu cũng vào đấy, trình độ ngoại ngữ vẫn chả khá hơn lớp 1 trường làng là bao.
Rồi cái ngày định mệnh nó đến, tui gặp 1 ông thầy dạy tiếng Anh người Mỹ, cái may mắn là ông này biết nói tiếng Việt. Tui than thở sự tình theo kiểu người nghèo gặp ông Bụt vậy. Ông ấy đã chỉ cho tui cách học ngoại ngữ đơn giản, hiệu quả và rất ít tốn tiền. Ổng bảo rằng đó cũng chính là cách ông ấy học tiếng Việt mà thôi.
Nhân đây tui chia sẻ luôn cách đó để ai cần thì có thể áp dụng. Nhưng nên nhớ cách học nào cũng vậy, sự nỗ lực bản thân là quan trọng nhất, và bạn phải dẹp bỏ được cái xấu hổ, cái ngượng ngùng thì mới mong tiến bộ, còn bằng không thì tốt nhất đừng bao giờ than vãn là sao học hoài không khá lên.
Cụ thể cách học đó là thế này, chỉ gói gọn ở Bốn từ sau: HỌC NHƯ CON VẸT

HỌC NHƯ CON VẸT - học ngoại ngữ nhanh

HỌC NHƯ CON VẸT

Cách học này bạn cần phải có sách song ngữ. Tìm mua loại sách song ngữ này cũng chả có gì là khó. Và phải có kèm theo đĩa để tập nghe và tập đọc nữa nhé.
Bắt đầu bằng cuốn sách vỡ lòng nhất của tiếng Anh là cuốn StreamLine 1 chẳng hạn.
BẠN HỌC THUỘC NẰM LÒNG các bài hội thoại ngắn. Khi học thì đọc to lên ê a như con nít nó học vậy. Nếu không biết phát âm thì bật đĩa CD lên mà nghe, rồi theo đó bắt chước mà đọc. Đọc đi đọc lại (nhớ là đọc thành tiếng to lên nhá). Đừng cố học nhiều, mỗi ngày bạn chỉ học thuộc nằm lòng 2 bài hội thoại ngắn thôi.
KHI ĐÃ THUỘC BÀI RỒI THÌ bắt đầu vừa đọc to, vừa viết xuống giấy bài hội thoại đó. Chỗ nào không hiểu nghĩ thì cứ nhìn bên phần tiếng Việt.
Vậy đó, qui trình cực kỳ đơn giản. NHÌN, ĐỌC THẬT TO, KHI ĐÃ THUỘC THÌ VỪA ĐỌC VỪA VIẾT XUỐNG GIẤY. Nghĩa là với 1 bài học, bạn luyện cả đọc, viết và nghe. Đừng chú tâm đến mẫu câu hay ngữ pháp con mẹ gì hết, cứ học thuộc nằm lòng bài hội thoại đó thôi. Bạn luyện nói chính là khi bạn đang đọc to lên đấy, và khi bạn đọc to lên là bạn đã luyện luôn cả nghe rồi, khi bạn viết lại bài học thì bạn đang luyện từ vựng và chính tả đấy.
Ngày hôm sau gạo lại bài hôm trước. Nếu thấy vẫn ngắc ngứ thì tốt nhất đừng học bài mới mà học lại bài cũ cho thật thuộc cái đã. Cách học và qui trình vẫn như ở trên.
CỨ NHƯ VẬY, một bài hội thoại ngắn bạn đã học được ít nhất 03 từ. Mỗi ngày bạn duy trì như vậy, chỉ cần mất tầm 1 tiếng đồng hồ thôi, không quá nhiều nhặn, và đảm bảo ít hơn số thời gian mà bạn sẽ phải chạy ra trung tâm ngoại ngữ, gửi xe, vào học, rồi chạy ra lấy xe, chạy về nhà. v.v. Sau 1 năm, tệ lắm bạn cũng có được 1000 từ, dư sức để bạn có thể nói chuyện tưng bừng với người nước ngoài rồi.
Sau khi đã nhuyễn nhừ các bài hội thoại ngắn, bạn chuyển tiếp lên các bài luận văn tả cảnh, tả vật, tả người này nọ. CÁCH HỌC VẪN NHƯ CŨ, KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC THAY ĐỔI.

Cứ như vậy thì một lúc nào đó, nó thấm vào người bạn lúc nào không biết, ai thông minh thì tầm 6 tháng là sẽ thấy ngoại ngữ của mình tiến bộ rõ rệt, ai lù đù thì tầm 1 năm là cùng. Sau đó bạn sẽ tự mình cải thiện ngoại ngữ cùa mình bằng nhiều cách như đọc thêm các sách dạy tiếng Anh với những bài luận dài hơn, chuyên sâu hơn, đọc báo tiếng Anh để học thêm các từ vựng thông dụng, đọc tiểu thuyết, đọc các tài liệu chuyên đề, v.v
Ông thầy Người Mỹ bảo là “Đừng bao giờ học từ vựng riêng lẻ. Vì mỗi từ sẽ có ý nghĩa khác nhau khi nằm trong từng câu nói khác nhau hoặc từng ngữ cảnh khác nhau. Học từ trong các câu nói, các đoạn văn là tốt nhất và dễ nhớ nhất”
Khi bạn thuộc nằm lòng tất cả các bài học, bạn sẽ phản xạ nhanh hơn khi đụng chuyện. Chỉ đơn giản là bạn lôi nguyên xi mấy câu trong đầu bạn ra, thay thế bởi đại từ nhân xưng khác cho phù hợp, thay thời gian, thay địa điểm là bỗng nhiên nó trở thành câu chuyện của bạn. Giống như có lần tôi ra Hanoi, trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm vô tình tôi ngồi kế bên 1 bạn người nước ngoài. Bạn ấy quay sang bắt chuyện với tôi. Lúc bạn ấy quay sang nhìn tôi là tôi bắt đầu căng thẳng, vì từ lúc học theo cách mới thì đó là lần đầu tiên tôi đụng chuyện. Bạn ấy cất tiếng hỏi mấy câu đơn giản như là “Xin chào, bạn tên gì?” Blah blah blah. Tôi đều trả lời được, và sau mỗi câu trả lời tôi như mở cờ trong bụng, thích thú vì chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ đối đáp ro ro như vậy. Rồi anh ta hỏi tiếp, đại loại là “bạn ra Hanoi mấy lần rồi? Tôi chưa đến Hà Nội bao giờ nên không biết nó thế nào, tôi trước giờ chỉ biết trong Saigon thôi”. Ah, thế là tôi bê nguyên xi cái bài văn tả cảnh ở bên Anh mà tui học trong sách, thay toàn bộ nơi chốn, thời gian, nhiệt độ, khí hậu thành ra bài văn tả Hà Nội và nói ào ào cho anh bạn người nước ngoài nghe. Tối hôm đó xém xíu mất ngủ vì quá sung sướng. Sau bao nhiêu năm miệt mài trong vô vọng, cuối cùng tôi đã tạm thành công với cái tiếng Anh của mình. :matrix:

Tôi không phải là một người có trí nhớ tốt, cũng chẳng phải xuất chúng giỏi giang gì cả. Nhưng cỡ một thằng bình thường như tôi mà học được tiếng Anh thì chắc chắn các bạn đều làm được cả, chẳng qua vì chưa học theo đúng cách mà thôi. Cách học này đã biến tôi từ 1 thằng mà một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết, thành một thằng có đủ vốn từ để đi dịch phim kiếm tiền. Khi đã có cách học phù hợp, thì bạn chỉ cần chịu khó một chút xíu, là mọi việc đều ok lah hết. Nên nhớ rằng, cách học đúng chỉ là phương tiện, nỗ lực của bản thân mới chìa khóa dẫn đến kết quả cuối cùng. Hoặc có thể nói thêm là, dù bạn có nỗ lực đến đâu mà không có cách học đúng, thì cũng như có chìa khóa nhưng không có phương tiện, nên bạn sẽ lại tiếp tục cuốc bộ dài dài. Hớ hớ hớ.
.
TÁI BÚT; Cách học này đều áp dụng được cho tất cả các thể loại ngoại ngữ khác 😀

 

No comments: